Thu tiền tỷ từ những cách nuôi tôm sú đơn giản nhất hiện nay

- Advertisement -

Nghề nuôi tôm sú ở nước ta đã được phát triển từ lâu. Tuy nhiên, phần lớn đều áp dụng theo kỹ thuật quảng canh, phụ thuộc vào tự nhiên, đem lại hiệu quả không cao. Chính vì vậy, trong bài viết này cacanhdep.net chia sẻ những cách nuôi tôm sú đơn giản mà mang lại lợi nhuận tiền tỷ. Tham khảo ngay để học học hỏi kinh nghiệm nhé!

1. Các mô hình nuôi tôm sú phổ biến

1.1. Nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh cải tiến

Nuôi tôm sú quảng canh là mô hình nuôi tôm sú truyền thống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Theo đó, diện tích ao nuôi tôm thường rộng từ vài hecta đến vài chục hecta, độ sâu ao từ 0.5 đến 1m. Ao đầm được bơm đầy nước, khi thủy triều lên mang theo nguồn giống tự nhiên. Người nông dân sẽ không phải thả thêm giống hay thức ăn vào ao đầm mà chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thực phẩm tự nhiên.

Cách nuôi tôm sú quảng canh cải tiến là phương pháp tích cực hơn của nuôi tôm sú quảng canh. Lúc này, người nông dân sẽ chọn ao nuôi diện tích nhỏ hơn từ 1 đến vài ha, mật độ từ 1 đến 5 con/m2. Như vậy, nuôi tôm sú mật độ cao sẽ không phù hợp với mô hình này.

1.2. Nuôi tôm sú bán thâm canh

Nuôi tôm sú bán thâm canh được coi là phương pháp phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam cũng như trình độ, khả năng quản lý của người nuôi tôm. Vì vậy mà hiện nay cách nuôi tôm sú này đang ngày càng được phát triển và nhân rộng hơn.

Khác với nuôi tôm sú quảng canh, nuôi tôm sú bán thâm canh sử dụng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp. Mỗi năm mô hình này mang lại năng suất từ 1 đến 3 tấn/ha.

1.3. Nuôi tôm sú thâm canh

Nuôi tôm sú thâm canh là mô hình chăn nuôi đạt năng suất cao nhưng cũng đòi hỏi sự đầu tư lớn về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cũng phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

Mô hình nuôi tôm sú thâm canh hoàn toàn bằng giống và thức ăn nhân tạo. Diện tích ao từ 0.5 đến 1 ha, độ sâu mức nước từ 1.5 đến 2m, mật độ nuôi tôm từ 25 đến 40 con/m2. Trung bình, mỗi năm hình thức nuôi tôm sú thâm canh mang lại năng suất 3 tấn/ha.

2. Cách nuôi tôm sú chi tiết

Kỹ thuật nuôi tôm sú trong bể xi măng hay trên ao bạt đều có sự khác nhau. Tuy nhiên, không thể nào thiếu những bước cơ bản như sau:

2.1. Chuẩn bị địa điểm nuôi tôm sú

2.1.1. Những địa điểm thích hợp nuôi tôm sú

  • Nuôi tôm sú trong bể xi măng

Nuôi tôm sú trong bể xi măng cần phải có hệ thống điện 3 pha và máy phát điện dự phòng, hệ thống quạt, hệ thống xi phông,… Bên cạnh đó, người quản lý và chăn nuôi phải am hiểu cách nuôi tôm sú, được trang bị đầy đủ thiết bị đo đạc kiểm soát môi trường. Đối với nguồn thức ăn, chế phẩm, vi sinh phải đảm bảo chất lượng và được kiểm soát chặt chẽ.

  • Nuôi tôm sú trên ao bạt

Nuôi tôm sú trong ao lót bạt hay còn gọi là ao nổi, đây là mô hình nuôi tôm ít phổ biến nhưng lại dễ kiểm soát môi trường. Yêu cầu của quy trình này là bạt ao phải được cố định chắc chắn, không rò rỉ. Ngoài ra, nó còn cần được trang bị đầy đủ hệ thống nuôi tôm gồm máy bơm nước, quạt nước, máy đo nồng độ pH, nồng độ kiềm,..

2.1.2. Lưu ý khi chọn nơi nuôi tôm sú

Khi chọn địa điểm nuôi tôm sú yêu cầu phải đảm bảo những điều kiện như sau:

  • Về mặt địa hình, nơi thích hợp để nuôi tôm sú là vùng cao triều, có thể phơi khô đáy ao khi cải tạo và thuộc vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản.
  • Đất xây dựng ao phải là loại đất thịt hay ít nhất cũng phải là đất thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ, kết cấu chặt, giữ nước, độ pH trong đất từ 5 trở lên.
  • Nguồn nước cấp cho ao phải chủ động, không bị ô nhiễm, độ mặn từ 15 đến 25% là tốt nhất.
  • Nên ưu tiên những khu vực thuận lợi về mặt giao thông, nguồn điện, đảm bảo an ninh trật tự và các dịch vụ cho nghề nuôi tôm.

2.2. Chọn mùa vụ và thời gian nuôi tôm sú

2.2.1. Mùa vụ nuôi tôm sú theo từng vùng miền

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng vùng mà chọn mùa vụ và thời gian nuôi tôm sú như thế nào cho thích hợp. Cụ thể như sau:

  • Đối với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì mùa đông nhiệt độ rất thấp, còn mùa hè nước biển lại không sạch vì ảnh hưởng phù sa từ các dòng sông đổ ra. Vậy nên, để nuôi tôm sú ở vùng này bạn nên chọn thời điểm tháng 4 đến tháng 8, thời gian nuôi mỗi vụ từ 4 đến 5 tháng.
  • Đối với vùng duyên hải Nam Trung bộ thì có thể lấy nước được từ biển quanh năm ngoại trừ 3 tháng mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11. Như vậy, bà con có thể áp dụng mô hình nuôi tôm sú thương phẩm 2 vụ một năm, mỗi mùa vụ kéo dài khoảng 4 tháng.
  • Đối với vùng Nam Bộ vì ảnh hưởng của độ mặn giảm thấp vào mùa lũ lụt nên bà con có thể nuôi tôm từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra còn có vụ phụ từ tháng 4 đến tháng 7 cũng rất phù hợp. Mỗi vụ kéo dài khoảng 4 tháng.

2.2.2. Cách nuôi tôm sú vào mùa mưa

Nuôi tôm sú mùa mưa có phần vất vả và hiệu quả không cao, do vậy bà con có thể cân nhắc bỏ qua vụ này. Trường hợp muốn nuôi tôm sú thời điểm này thì phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Đảm bảo diện tích ao lắng và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.
  • Chỉ nên thả tôm sú mật độ vừa phải.
  • Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy ao, giảm phân tầng trong ao về nhiệt độ, độ mặn và oxy.
  • Sau mỗi đợt mưa cần kiểm tra hoạt động của tôm. Nếu tôm có dấu hiệu chuyển màu sắc, mang biến đổi thì có thể là do thiếu hụt oxy và phát sinh khí độc trong ao nuôi. Cần phải tăng cường quạt và giảm thức ăn.
  • Vì trong nước mưa có axit sẽ làm trôi phèn trong ao, giảm pH nước. Vậy nên cần rải vôi dọc bờ ao trước khi trời mưa. Sau khi trời mưa cũng nên hòa vôi và dolomite tạt xuống ao nước.
  • Tăng độ kiềm trong ao nuôi.

2.3. Xây dựng công trình nuôi

2.3.1. Ao nuôi

Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia thì ao nuôi phải có diện tích từ 0.5 đến 1 ha để tiện lợi cho việc quản lý. Về hình dạng ao nuôi có thể chọn hình vuông hay hình chữ nhật đều được. Quan trọng là ao càng ít góc càng tốt vì nó sẽ giúp lưu chuyển dòng nước trong ao hiệu quả, giúp bạn con tiện lợi cho việc thu gom và dọn vệ sinh ao. Ở phần đáy ao nuôi tôm phải thật bằng phẳng, đầm nén chặt, có độ dốc nghiêng về phía cống tháo.

  • Đối với ao mới xây

Sau khi xây ao xong hãy cho nước vào đầy ao rồi ngâm trong thời gian 2 đến 3 ngày, sau đó xả hết nước để tháo rửa. Thực hiện 2 đến 3 lần, khi xả lần cuối thì hãy rải vôi khắp đáy ao và bờ ao để khử chua.

Kiểm tra độ pH của đất bằng pH trong nước thì hãy phơi ao từ 7 đến 10 ngày rồi cho nước đầy ao qua lưới lọc để gây màu nước. Đây chính là công đoạn gây nuôi thức ăn tự nhiên để chuẩn bị thả tôm sú giống.

  • Đối với ao cũ

Bà con có thể cải tạo ao nuôi tôm sú cũ bằng cách xả hết nước trong ao. Dùng máy hay bằng phương pháp thủ công để nạo vét, để đưa hết chất lắng đọng hữu cơ ra khỏi ao. Bón vôi vào rồi phơi đáy từ 10 đến 15 ngày cho phân hủy hết chất hữu cơ, khí độc, sinh vật gây bệnh.

Trường hợp không thể tháo kiệt nước ở trong ao thì hãy dùng áp lực nước để bơm sục đáy ao, tẩy chất thải rồi bón vôi vào. Phương pháp này dù ít tốn thời gian nhưng cần phải có ao lọc xử lý chất thải để tránh ô nhiễm cho kênh thoát nước và môi trường.

2.3.2. Ao lắng

Đây là hạng mục giúp lưu trữ nước để cung cấp nước cho ao khi nguồn nước trong ao không ổn định. Bên cạnh đó nó cũng giúp kiểm soát môi trường ao nuôi tôm hiệu quả. Yêu cầu diện tích ao lắng phải chiếm 25 đến 30% diện tích ao nuôi. Đồng thời, nó phải có cống lấy nước từ nguồn nước biển vào và có cống để thoát, tháo toàn bộ nước ở trong ao khi cần.

2.3.3. Ao lọc

Ao lọc để xử lý nước thải và yêu cầu chiếm từ 5 đến 10% diện tích ao nuôi. Nó cần phải đủ độ sâu để lắng đọng chất thải và chất cặn bã. Tại đây, nước thải sẽ được trải qua quá trình xử lý bằng hóa chất hay phương pháp sinh học rồi sau đó mới chuyển đến ao chứa, ao nuôi tôm.

2.3.4. Hệ thống bờ, đê, cống

Hệ thống bờ, đê đòi hỏi phải đủ cao để ngăn không cho lũ lụt vào mùa mưa hay nước triều dâng lên. Mặt trên của bờ phải cao ít nhất 0.5m. Độ dốc của bờ còn phụ thuộc vào chất đất ao nuôi, nếu là đất cát thì yêu cầu độ dốc lớn hơn 1/1.5, còn nếu là đất thịt, đất sét thì độ dốc phải hơn 1/1.

Một điều cần lưu ý nữa là ao nuôi phải thiết kế 2 cống, một cống cấp và một cống thoát nước riêng biệt. Các hộ nông dân có thể sử dụng gỗ hay xi măng để xây dựng cống. Về kích thước cống thì còn tùy theo kích thước ao nuôi nhưng phải đảm bảo cấp thoát nước ra khỏi ao trong thời gian từ 4 đến 6 giờ.

3. Thả giống tôm sú

3.1. Chọn giống tôm sú

Kỹ thuật nuôi tôm sú giống thành hay bại phụ thuộc khá nhiều vào khâu chọn giống. Nếu chọn được giống tốt sẽ tăng tỷ lệ sống và trưởng thành, hiệu quả kháng bệnh tốt. Lời khuyên cho bà con là nên mua giống tôm ở trại uy tín, lấy từ lần đẻ đầu tiên và thứ 2. Ngoài ra, khi chọn tôm cũng phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tôm giống phải đồng đều, râu và phụ bộ đầy đủ, không bị chất bẩn bám vào.
  • Màu sắc tôm hơi xám hay nâu đen, lưng màu xám bạc, bụng xanh bạc. Nếu quan sát thấy thân tôm có màu trắng đục hay đỏ hồng thì đó là dấu hiệu cho thấy tôm bệnh và không nên chọn giống tôm này.
  • Ruột tôm đầy thức ăn, tạo thành đường nâu nằm dọc theo sống lưng.
  • Tôm bơi lội nhanh nhẹn, linh hoạt

3.2. Mật độ thả tôm sú

Tùy vào điều kiện ao cũng như ngân sách, trình độ quản lý, kinh nghiệm của bà con ra sao để quyết định số lượng tôm cần thả như thế nào.

  • Đối với mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ tốt nhất nên thả 8 đến 10 con/m2 để mang lại hiệu suất từ 1 đến 1.5 tấn/ha/vụ.
  • Đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở khu vực duyên hải miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nên thả 20 đến 25 con/m2 loại 2 đến 3cm để mang lại hiệu suất từ 4 đến 5 tấn/ha/vụ.

3.3. Phương pháp thả giống tôm sú

Một trong những cách nuôi tôm sú hiệu quả mà không phải bà con ai cũng biết đó là nên thả tôm giống lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh thả tôm lúc trời mưa và gió mùa Đông Bắc.

Ban đầu hãy ngâm túi tôm sú giống vào ao từ 10 đến 15 phút rồi sau đó mở túi, lấy nước trong ao dần vào trong túi để tôm thích nghi trước khi thả ra ao. Hoặc bà con có thể cho cả tôm giống và nước vào túi vào xuồng gỗ có chứa ít nước ao nuôi kết hợp sục khí. Sau đó dần dần nhấn chìm túi xuống đáy ao để tôm tự phát tán đi khắp ao nuôi. Đợi 6 đến 10 giờ thì vớt xuồng lên để kiểm tra lượng tôm yếu chết ở đáy xuồng.

4. Chăm sóc và cho tôm ăn

4.1. Thức ăn

Nếu cách nuôi tôm sú quảng canh tận dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên thì nuôi thâm canh chi phí thức ăn chiếm từ 50 đến 60% tổng chi phí sản xuất. Khi chọn thức ăn có chất lượng tốt thì sẽ cải thiện được quá trình sản xuất, đồng thời nâng cao lợi nhuận và giảm mức ô nhiễm môi trường tại các trại nuôi tôm.

Thức ăn dùng để nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh phần lớn là loại thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm thô 30 đến 40% và đã trải qua quá trình kiểm tra chất lượng của cơ quan chức năng. Ngoài ra, bà còn cũng có thể kết hợp nuôi tôm sú bằng chế phẩm sinh học để mang lại hiệu quả cao hơn.

4.2. Cho tôm ăn

Cách nuôi tôm sú nhanh lớn là nên cho tôm ăn từ 4 đến 6 lần một ngày tùy theo kích cỡ của con giống. Khi tôm càng lớn thì số lần cho ăn càng tăng lên.

Về tỉ lệ thức ăn nuôi tôm sú được tính theo tỷ lệ phần trăm so với trọng lượng thân tôm. Tôm càng nhỏ thì tỉ lệ thức ăn càng nhiều hơn tôm lớn, bởi chúng cần thức ăn nhiều để sinh trưởng và phát triển.

Hình thức cho ăn tôm sú ăn là rải đều thức ăn khắp ao hồ. Hoặc nếu ngân sách cho phép bà con nên đầu tư thêm máy phun thức ăn cho tôm 3A750W. Chỉ cần cho thức ăn vào thùng chứa sau đó điều chỉnh chế độ cho phù hợp. Khi đó, thức ăn sẽ được cấp tự động theo chu kỳ xuống hệ thống cánh quạt bên dưới và đẩy bay ra ngoài, giúp cho tôm ăn hiệu quả hơn.

Thay vì cho tôm ăn thủ công thì việc dùng Máy cho tôm ăn tự động 3A750W mang lại lợi ích như sau:

  • Máy đạt năng suất cao, trung bình từ 20-50kg/giờ. Đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn đủ và đúng thời gian cho tôm.
  • Thức ăn chiếm khoảng 50% tổng chi phí trong mỗi mùa vụ nuôi tôm. Do rải cám viên nổi bằng tay nên bà con khó kiểm soát, dẫn đến dư thừa. Nhưng với chiếc máy cho tôm ăn tự động trên bờ này, việc kiểm soát lượng thức ăn trở nên dễ dàng.
  • Máy có khả năng phun xa từ với bán kính từ 0 – 10 mét, lực phun mạnh, thức ăn được phun ra xa và đồng đều, giúp tôm ăn thức ăn một cách dễ dàng mà không cần tập trung vào một khu vực.
  • Ngoài ra, tùy vào diện tích và và đặc điểm của tôm mà người dùng có thể điều chỉnh bán kính phun thông qua biến trở, tạo ra phạm vi phun đúng với nhu cầu.

5. Một số bệnh thường gặp ở tôm sú

5.1. Bệnh do virus

Dù giống tôm nào cũng đều có thể mắc bệnh do virus gây nên. Biểu hiện là tôm bỏ ăn, lờ đờ, trên thân xuất hiện các đốm trắng nhỏ, màu sắc tôm biến đổi từ hồng sang đỏ nâu và chết rải rác, sau 5 đến 7 ngày thì chết hàng loạt.

Đối với bệnh này thì không có biện pháp nào xử lý được. Do đó, để phòng bệnh và đảm bảo nuôi tôm hiệu quả là khi tôm đạt đến kích cỡ thương phẩm hãy thu hoạch để tránh hao hụt do bệnh gây ra.

5.2. Bệnh do vi khuẩn

Biểu hiện bệnh là tôm cụt đuôi, phát sáng, có đốm đen hay đốm nâu ở mang, phụ bộ, chảy rữa gan tụy,… Để phòng bệnh này cần cải thiện chất lượng nước, thay nước sạch, tăng cường vitamin C vào thức ăn cho tôm. Ngoài ra, bà con có thể cho tôm dùng kháng sinh Furacin hay Oxytetracycline trong vòng 4 đến 5 ngày, liều lượng 40 đến 50mg/1kg.

5.3. Bệnh do nguyên sinh động vật

Bệnh này xảy ra khi tôm yếu và sinh vật cũng như chất bẩn trong ao phát triển, bám vào cơ thể tôm gây nên. Muốn ngăn ngừa bệnh cần phải hạn chế chất gây ô nhiễm môi trường trong ao nuôi. Định kỳ bón vôi sống hoặc vôi Dolomite. Duy trì hàm lượng oxy hòa tan cao trong ao nuôi.

6. Lưu ý khi nuôi tôm sú

Để mô hình nuôi tôm sú hiệu quả thì bà con cần lưu ý những vấn đề như sau:

6.1. Đối với trại nuôi tôm

Trại nuôi tôm sú cần phải để xa khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống. Ngoài ra, bà con cũng nên đặt ao nuôi tôm ở xa khu công nghiệp để tránh ảnh hưởng đến tôm.

6.2. Nguồn tôm giống

Theo hướng dẫn của các chuyên gia thì bà con ở miền Trung, Nam Trung Bộ nên chọn giống tôm ở Phú Yên, Đà Nẵng, Bình Định,… Còn ở khu vực miền Tây Nam Bộ nên chọn giống tôm ở Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau,… Bởi phần lớn con giống ở đây đều mạnh khỏe, ít bệnh, phát triển nhanh và mang lại năng suất cao.

6.3. Ấu trùng và chăm sóc ấu trùng

Bà con cần quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc ấu trùng, bởi nó sẽ quyết định đến toàn bộ quá trình chăn nuôi của bà con có thành công hay không. Phải để mỗi tôm mẹ đẻ riêng một bể, sau khi tôm mẹ đẻ thì bà con hãy thu trứng tôm, rửa trứng và để vào trong bể ấp để ấp trứng. Ngoài ra, bà còn cũng phải đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng đạm, khoáng cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách nuôi tôm sú vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao nhất. Hi vọng rằng, qua bài viết này bà con có thể rút kinh nghiệm cho mình và góp phần giúp mô hình chăn nuôi của gia đình đạt hiệu quả tối ưu.

- Advertisement -

Bài viết khác từ tác giả

Chế biến thức ăn cho cá chạch lấu – Trọn bộ cách nuôi cá chạch lấu A-Z

Mô hình nuôi cá chạch lấu có nhiều triển vọng phát triển. Chỉ sau từ 7 –...

Cách chế biến thức ăn cho cá chình – Từ A-Z kỹ thuật nuôi cá chình công nghệ cao

Mô hình nuôi cá chình thương phẩm phát triển mạnh mẽ, giá bán đạt khoảng từ 400...

Thức ăn nuôi cá trắm đen – Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá trắm đen

Cá trắm đen nuôi từ 8 tháng đến 1 năm cho thu hoạch. Đàn cá lớn nhanh,...

Cách nuôi cá rô đồng – Bật mí cách chế biến thức ăn cá rô đồng

Cá rô đồng sinh trưởng chậm, trọng lượng nhỏ, nuôi từ 7 – 8 tháng mới đạt...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Cá Vàng Ăn Gì Ưu Điểm va Nhược Điểm Mỗi Loại Thức Ăn

Cá vàng, với vẻ đẹp lộng lẫy và...

Phân loại cá rồng châu Á

Khi nhắc đến cá rồng, ta thường nghĩ...

Hướng dẫn chi tiết về “cá koi và cá chép vây rồng”

Một bể cá đẹp luôn tạo nên điểm...

Cá rồng châu Á – Biểu tượng của vẻ đẹp và quyền lực

Nhắc đến cá rồng, người ta thường nghĩ...

Tổng quan về cá rồng

Cá rồng, một biểu tượng của sự quý...

Cá rồng huyết lông – Scleropages legendrei

Cá rồng huyết lông, tên khoa học là...

Sản phẩm cặp cá bảy màu Blue Tail Japan tuyệt đẹp tại TP.HCM

Cá bảy màu, hay còn gọi là cá...

Phân biệt cá bảy màu Full Gold RB, cá bảy màu AB Full Gold RB và cá bảy màu AB Gold RB

2. Môi trường sống lý tưởng: Cá bảy màu không chỉ đẹp mắt mà còn rất nhạy cảm. Để giữ cho chúng luôn khỏe mạnh...

Cách nuôi cá vàng ranchu sinh sản đẻ trứng

Như bạn đã biết Cá vàng Ranchu được phát...