Bạn đã từng nuôi cá cảnh? Bạn đã từng thấy có người bỏ lá bàng khô vào bể cá thủy sinh ? Cách bào chế lá bàng cho bể cá cảnh nhà bạn như thế nào? Nếu là 1 người mới chơi thì chắc chắn không thể bỏ qua các vấn đề này. Vì thế chúng tôi Cacanhdep.net xin được chia sẻ với anh em chơi thủy sinh, cá cảnh về vấn đề này nhé.
Tác dụng của lá bàng khô với bể cá
Không phải là những thứ bỏ đi mà chúng còn thực sự có tác dụng với bể cá của mình. Chúng không chỉ có tác dụng cân bằng độ pH cho bể cá mà hơn thế nữa còn là nơi trú ẩn cho 1 số loại cá khi sinh sản.

Tạo môi trường giống với tự nhiên
Khi có những chiếc lá bàng thì chúng sẽ biến bể cá thành 1 môi trường gần giống với tự nhiên nhất cho cá sinh sôi và phát triển. Nhờ đó mà chúng có thể yên tâm phát triển sinh sản tại đây. Nhiều người bỏ nhiều tiền mua những cây thủy sinh, hốc đá nhưng vô tình lại bỏ qua lá bàng khô 1 thứ gần như miễn phí mà dễ kiếm.
Bảo vệ sức khỏe của cá
Axit humic có trong lá bàng có thể giúp tiêu diệt và ngăn chặn 1 số loại nấm trên cơ thể cá. Giúp cá luôn khỏe mạnh và hạn chế được tình trạng nấm, bong tróc vảy trên bề mặt. Khi thấy đàn cá nhà mình có giấu hiệu của việc này mà chưa biết xử lý ra sao thì có thể nghiên cứu thử với lá bàng xem được không nhé. Vừa an toàn cho cá lại vừa đảm bảo không sử dụng các loại thuốc hóa học có thể ảnh hưởng tới chúng.
Chưa hết 1 số chất trong lá bàng có thể kết hợp với NH3 trong nước để loại bỏ chất này trong bể thủy sinh. Nhờ đó chúng giảm được tình trạng chết không rõ nguyên nhân của cá. Đặc biệt là các trường hợp ngộ độc Amoniac NH3 trong nước mà chủ nhân không hề hay biết.
Ngoài ra còn 1 số công dụng khác nữa với từng loại cá cụ thể khác. Chúng ta có thể tham khảo bên dưới đây.
- Cung cấp canxi đáng kể cho cá rồng để cơ thể khỏe mạnh tăng cường khung, cơ vây cơ bắp cho cá.
- Cung cấp violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid, luthein-izomer cho cá beta nói riêng và các dòng cá cảnh nói chung.
- Ngăn chặn các vết nấm trên các vết thương của những con cá chọi hay cá vừa sinh sản.
- Kích thích khả năng sinh sản của cá beta và giúp chúng có thể khỏe mạnh hơn nhờ tăng cường hệ miễn dịch.

Là nơi trú ẩn khi sinh sản
Tạo nên 1 môi trường tốt tránh xa các vi khuẩn nấm mốc và tăng khả năng thụ tinh cho cá. Chính vì thế nếu muốn cá sinh sản tốt thì không thể bỏ qua lá bàng khô được đâu nhé. Nhất là các dòng cá rồng, cá beta hoặc các dòng cá cảnh nói chung.
Cách dùng lá bàng cho bể cá
Tuy nhiều tác dụng như vậy nhưng có thể bạn chưa biết cách dùng của loại lá này như thế nào. Hãy lắng nghe hướng dẫn tới từ Cacanhdep.net nhé!
Lựa chọn lá bàng ngâm bể cá
Chúng ta nên chọn lá bàng đã rụng hoặc có mầu vàng, nâu rơi xuống từ cây. Bởi lúc này chúng đã hoàn thành tác dụng của mình và mang trong mình các chất cần thiết khi sử dụng. Chúng ta chỉ việc phơi khô thêm và sử dụng là được. Không nên dùng lá bàng xanh xong vặt và phơi khô như vậy sẽ không tốt. Chưa có nghiên cứu nào cụ thể nhưng lá bàng xanh có thể sẽ có những chất không tốt cho bể thủy sinh của chúng ta.
Không nên lấy lá bàng vào các mùa có nhiều sâu hoặc khu vực gần trường học. Có thể các khu vực này sẽ được phun thuốc trừ sâu róm nên nếu sử dụng có thể sẽ làm hỏng môi trường thủy sinh của bể cá và làm cho cá chết khong rõ nguyên nhân.
Sử dụng
Không có công thức cụ thể tuy nhiên chúng ta chỉ nên dùng khi thấy bể cá của chúng ta có dấu hiệu bị nhiễm nấm trên cá. Với gợi ý là 10 lá bàng cho bể dài 1,2m, rộng 60cm, cao 60cm là hợp lý nhất. Sau đó chúng ta có thể cắt vụn lá bàng để trong bộ lọc để chúng tiết ra các chất cho bể cá của chúng ta.

Thay mới
Chỉ nên sử dụng trong khoảng 2-3 tuần là bắt đầu thay bịch mới. Nhìn chung thì lá bàng khô không có tác dụng phụ cho bể cá nên anh em không cần quá lo lắng.
FAQ về lá bàng khô với bể cá
Bên dưới đây là những câu hỏi nhỏ của vấn đề này. Anh em có thể tham khảo và đem áp dụng vào bể cá gia đình mình nhé.
Lá bàng mất 2-3 ngày bắt đầu nhả dưỡng ra bể, dưỡng chất trong lá bàng có màu vàng. Để càng lâu lá bàng sẽ nhả càng nhiều. Dưỡng chất lá bàng có màu vàng nên ko được đẹp cho bể cá. Nhưng bù lại chúng giúp dưỡng cá tốt hơn. Lá bàng để trong khoảng 1 tháng là sẽ rữa dần và nhả hết dưỡng, lúc đó bạn nên bỏ ra khỏi bể và cân nhắc việc thay lá bàng mới.
Theo nghiên cứu khoa học thì lá bàng hoàn toàn những dưỡng chất tốt cho cá, không có thành phần nào hại, cho nhiều cũng không ảnh hưởng. Nhưng nếu bể nhỏ mà cho quá nhiều lá bàng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước. Cái gì nhiều quá cũng không tốt. Với bể nhỏ các bạn chỉ cần bỏ 1/2 lá bàng hoặc 1/4 là đủ.
Lá bàng xanh cũng có dưỡng chất cho cá. Nhưng không nên dùng vì lá bàng xanh có nhiều nhựa cây sống, diệp lục và nhiều chất hữu cơ khác. Lá bàng xanh cho xuống nước, quá trình phân hủy lá bàng xanh sẽ tạo ra nhiều chất hữu cơ không tốt cho nước gây ô nhiễm nước. Ngược lại lá bàng khô chỉ còn chất xơ và dưỡng chất tốt cho cá, vì vậy khi cho lá bàng khô xuống nước an toàn hơn rất nhiều và không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước .
– Do thời điểm cá chết trùng với lúc bạn cho lá bàng vào bể gây hiểu lầm hoặc do bạn nhặt lá bàng không rửa sạch làm cá ngộ độc chết.
“LÁ BÀNG KHÁ AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁ CẢNH”
– Lá bàng chỉ như 1 loại thuốc bổ, dưỡng chất hỗ trợ nuôi cá và hỗi trợ chữa bệnh cho cá chứ không phải thuốc đặc trị. Đối với những bệnh nhẹ hoặc cá mới nhiễm bệnh còn nhẹ, lá bàng giúp cá khỏe hơn, tăng đề kháng tự nhiên để chống lại bệnh tật dạng nhẹ. Nếu cá đã đổ bệnh thì bắt buộc phải dùng thuốc đặc trị và chế độ trị bệnh đi kèm.
– Khá hiếm xảy ra trường hợp lá bàng có tác dụng phụ, hiện tại chỉ xảy ra trường hợp duy nhất là hạ PH của nước làm cho cá đổi màu viền đuôi ( cháy đuôi ) đối với cá đang nuôi ở PH cao nhưng ko ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và đuôi cá vẫn tự hồi lại, chưa có chứng minh cụ thể về tác dụng phụ khi lá bàng kết hợp với các loại thuốc khác để trị bệnh cho cá, vẫn tương đối an toàn khi sử dụng.
– Hoàn toàn không nhé, bạn có thể thoải mái châm thêm vi sinh bột hoặc nước cho bể có lá bàng. Bể đang có vi sinh ổn định thì cho lá bàng vào cũng không ảnh hưởng chút nào.
– Lá bàng đun sôi lấy nước dùng cũng đc nhưng không hiệu quả bằng lá bàng khô để nhả dưỡng trực tiếp trong bể. Vì qua quá trình đun sôi nhiều dưỡng chất trong lá bàng đã bị bay hơi hoặc biến đổi, phân hủy do nhiệt độ, không còn nhiều dưỡng chất tự nhiên nữa.

Hy vọng rằng qua bài chia sẽ Lá bàng khô trong bể Cá có lợi hay hại với Cá thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm bỏ lá bàng trong bể cá rồi nhé. Chia sẻ với bạn bè của mình để giúp anh em chơi thủy sinh cá cảnh có thể biết được điều này!